Hoạt động môi giới thương mại là gì? Những quy định pháp luật hiện nay
Môi giới thương mại là một loại hình dịch vụ được phát triển ở nước ta trong những năm gần đây. Hoạt động môi giới thương mại là một hoạt động thương mại và được pháp luật điều chỉnh tại Luật thương mại 2005.
Khái niệm môi giới thương mại
Điều 150 Luật thương mại 2005 đã định nghĩa môi giới thương mại như sau:
“Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ và hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới”.
Đặc điểm của môi giới thương mại
Chủ thể của quan hệ môi giới thương mại
Chủ thể của quan hệ môi giới thương mại gồm: bên môi giới và bên được môi giới. Bên môi giới phải là thương nhân, không nhất thiết phải có ngành nghề kinh doanh trùng với ngành nghề kinh doanh của bên được môi giới. Bên được môi giới không nhất thiết là thương nhân.
Mục đích của hoạt động môi giới thương mại
Mục đích chung của hoạt động môi giới là các bên được môi giới giao kết được hợp đồng với nhau. Mục đích của bên môi giới là tìm kiếm lợi nhuận. Bên được môi giới thỏa mãn lợi ích của mình và phải trả thù lao cho bên môi giới.
Nội dung và phạm vi hoạt động môi giới thương mại:
Nội dung và phạm vi hoạt động môi giới thương mại bao gồm: tìm kiếm và cung cấp các thông tin cần thiết về đối tác cho bên được môi giới, thu xếp để các bên được môi giới tiếp xúc với nhau , giúp đỡ các bên được môi giới soạn thảo văn bản hợp đồng khi họ yêu cầu.
Cơ sở pháp lý của quan hệ môi giới thương mại
Cơ sở pháp lý của quan hệ môi giới thương mại là hợp đồng môi giới thương mại
Luật thương mại không quy định hình thức của hợp đồng môi giới thương mại cũng như các nội dung bắt buộc của hợp đồng. Luật cũng không quy định về các nội dung chủ yếu của hợp đồng nhưng cần chú ý thỏa thuận các điều khoản: nội dung công việc, mức thù lao, thời hạn thực hiện hợp đồng, quyền và nghĩa vụ các bên, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ môi giới thương mại
Nếu các bên không có thỏa thuận, Luật thương mại sẽ là cơ sở áp dụng để xác định quyền và nghĩa vụ của bên môi giới và bên được môi giới trong quan hệ môi giới trong quan hệ môi giới thương mại. Cụ thể:
Theo đó Điều 86 Luật thương mại 2005 quy định về Giá dịch vụ như sau:
“ Trường hợp không có thỏa thuận về giá dịch vụ, không có thỏa thuận về phương thức xác định giá dịch vụ và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định theo giá của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ.
Trên đây là bài viết về môi giới thương mại Lawkey gửi tới bạn đọc, nếu có bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ tới Lawkey để được giải đáp chi tiết nhất.