Hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện theo quy định và thực hiện các thủ tục hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp.
Tư vấn luật Lawkey xin gửi tới bạn đọc bài viết về Hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp:
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế ban hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 Luật An toàn, vệ sinh lao động;
b) Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại Điểm a Khoản 1 này.
Đối với người lao động không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 của Luật An toàn, vệ sinh lao động mà bị phát hiện bệnh nghề nghiệp trong thời gian quy định thì được giám định để xem xét, giải quyết chế độ theo quy định của Chính phủ.
>>> Xem thêm: Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động sau khi giám định lại như thế nào
Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp:
Hồ sơ cần chuẩn bị khi làm thủ tục này bao gồm:
- Sổ bảo hiểm xã hội
- Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau điều trị bệnh nghề nghiệp (trường hợp nội trú) hoặc giấy khám bệnh nghề nghiệp hoặc phiếu hội chẩn bệnh nghề nghiệp.
- Biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại hoặc kết quả đo, kiểm tra môi trường lao động trong thời hạn quy định do cơ quan có thẩm quyền lập.
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa
- Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp
Thủ tục hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp:
Việc thực hiện thủ tục hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp được tiến hành theo quy định tại Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH chế độ bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp bắt buộc như sau:
Điều 10. Trình tự, hồ sơ giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp
1. Trường hợp người lao động đã nghỉ hưu, thôi việc mà còn trong thời gian bảo đảm, người lao động gửi hồ sơ sức khỏe cá nhân đến cơ sở khám bệnh nghề nghiệp để khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, sau khi có kết quả khám phát hiện bệnh nghề nghiệp thì cơ sở khám bệnh nghề nghiệp hoàn thiện hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định của Bộ Y tế.
2. Trường hợp người lao động chuyển việc khác không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp mà còn trong thời gian bảo đảm, người lao động gửi hồ sơ sức khỏe cá nhân đến cơ sở khám bệnh nghề nghiệp để khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, sau khi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp thì người lao động hoặc người sử dụng lao động nơi người lao động đang làm việc lập hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp trên cơ sở hồ sơ quản lý sức khỏe của người lao động.
Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh nghề nghiệp cho các trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả.
3. Sau khi hoàn thiện hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp, người lao động chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động hoặc đề nghị đơn vị nơi người lao động đã từng làm việc hoặc đang làm việc giới thiệu.
4. Sau khi có kết quả giám định mức suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì gửi hồ sơ theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 37/2016/NĐ-CP đến cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố để giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp của người lao động theo mẫu quy định tại Khoản 4, Điều 58 của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
5. Thời điểm hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.”
Trên đây là nội dung về Hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp