Giải thể doanh nghiệp có thủ tục như thế nào?
Vì một lý do nào đó mà doanh nghiệp của bạn không thể tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh được nữa, bạn cần tiến hành thủ tục giải thể. Vậy giải thể doanh nghiệp là gì? Thủ tục như thế nào?
1. Giải thể doanh nghiệp là gì?
-Giải thể doanh nghiệp là việc doanh nghiệp thực hiệ thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh của mình.
– Các trường hợp doanh nghiệp bị giải thể:
a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
b) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
-Điều kiện giải thể doanh nghiệp: Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.
2. Thủ tục giải thể doanh nghiệp
-Đối với trường hợp doanh nghiệp bị bị giải thể do bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc theo quyết định của Tòa Án, thủ tục được thực hiện như sau:
+ cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đang làm thủ tục giải thể công ty.
+ Sau khi bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc nhận được quyết định giải thể của Tòa Án, phải triệu tập họp để ra quyết định giải thể.
+ Cơ quan đăng ký kinh doanh ra thông báo về việc giải thể doanh nghiệp
-Đối với doanh nghiệp bị giải thể theo quyết định của chủ doanh nghiệp, thủ tục giải thể các loại hình doanh nghiệp chỉ khác nhau về giấy tờ hồ sơ, còn trình tự thực hiện thủ tục là giống nhau:
+ Thực hiện thủ tục với Tổng cục Hải quan nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu
+Thực hiện thủ tục thanh toán nghĩa vụ thuế (thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế) với cơ quan quản lý thuế
+ Thực hiện thủ tục giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh
3. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp
a) Thông báo về giải thể doanh nghiệp;
b) Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi quyết định giải thể (nếu có);
c) Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có);
d) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
-Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần, thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, thành viên hợp danh, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của hồ sơ.
Mọi thắc mắc cần tư vẫn và yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH tư vấn LawKey Việt Nam
Phòng 1605 tầng 16 tòa B10B, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Email: contact@lawkey.vn Facebook: LawKey
>>> Xem thêm: Trình tự, thủ tục tạm dừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp