Quy định của pháp luật Việt Nam về việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời trong thương mại
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TỰ VỆ TẠM THỜI
Ngày 15/01/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 10/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại. Trên sở các biện pháp phòng vệ thương mại được ghi nhận trong Luật quản lý ngoại thương, nghị định 10/2018/NĐ-CP đã tạo ra khung pháp lý để thực hiện việc bảo vệ thương mại một cách hiệu quả, kịp thời. Trong bài viết này, lawkey gửi tới quý bạn đọc các quy định của pháp luật Việt Nam về áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời.
- Biên pháp tự vệ là gì?
Theo wikipedia, “biện pháp tự vệ (tiếng Anh: safeguard measures) là việc tạm thời hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hoá khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước. Biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hoá, không áp dụng đối với dịch vụ, đầu tư hay sở hữu trí tuệ”.
Tìm hiểu thêm: Biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu
Biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế được sử dụng để áp dụng với hành vi thương mại hoàn toàn bình thường nghĩa là không có hành vi vi phạm pháp luật hay cạnh tranh không lành mạnh. Cho nên về hình thức, các biện pháp tự vệ được coi là đi ngược lại chính sách tự do hoá thương mại của WTO.
Tuy nhiên, đây là biện pháp được thừa nhận trong khuôn khổ WTO với các điều kiện chặt chẽ để tránh bị lạm dụng. Bởi vì khi mở cửa thị trường và tự do hoá thương mại theo các cam kết WTO, các biện pháp tự vệ chính là công cụ bảo vệ mà hầu hết các nước nhập khẩu là thành viên WTO đều mong muốn thực hiện khi thấy cần thiết. Với biện pháp tự vệ, nước nhập khẩu có thể ngăn chặn tạm thời luồng nhập khẩu hàng hoá để giúp ngành sản xuất nội địa của mình tránh những đổ vỡ trong một số trường hợp khó khăn.
Mỗi nước nhập khẩu là thành viên của WTO đều có quyền áp dụng biện pháp tự vệ, nhưng khi áp dụng thì họ phải đảm bảo tuân theo các quy định của WTO về điều kiện, thủ tục, cách thức áp dụng biện pháp tự vệ. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần chú ý đến biện pháp này để yêu cầu Chính phủ sử dụng nhằm bảo vệ lợi ích của mình trước hàng hoá nhập khẩu của nước ngoài khi cần thiết.
- Cơ sở để áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP, trên cơ sở kết luận sơ bộ, Bộ trưởng Bộ Công thương quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời khi có các yếu tố sau đây:
(1) Có sự gia tăng nhập khẩu quá mức của hàng hóa nhập khẩu bị điều tra. Khi hàng hóa nhập khập khẩu tăng lên một cách đột biến về số lượng, gây ra những hậu quả xấu cho nền kinh tế của quốc gia nhập khẩu thì lúc này nước nhập khẩu sẽ điều tra đối với hàng hóa nhập khẩu. Việc tăng đột biến lượng nhập khẩu gây thiệt hại nói trên phải là hiện tượng mà nước nhập khẩu không thể lường trước được khi đưa ra cam kết trong khuôn khổ WTO. Việt Nam khi gia nhập WTO không có ràng buộc hay bảo lưu nào lớn về các biện pháp tự vệ này, do đó, việc áp dụng biện pháp tự vệ ở Việt Nam đối với hàng hoá nước ngoài nếu có sẽ tuân thủ đầy đủ các quy định của WTO về vấn đề này.
(2) Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng. Đối mặt với lượng hàng hóa nhập khẩu tăng lên một cách bất thường khiến cho các doanh nghiệp sản xuất cùng mặt hàng ở trong những sẽ gánh những thiệt hại nghiêm trọng. Hàng hóa sản xuất ra dư thừa, giá cả mất cân đối, dẫn đến tình trạng ngành sản xuất trông nước làm ăn thua lỗ, đứng trước nguy cơ bị phá sản. Để có thể áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời, đòi hỏi phải chứng mình được ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dạo gây ra thiệt hại nghiêm trọng. Trách nhiệm này chủ yếu thuộc trách nhiệm của ngành sản xuất nội địa liên quan. Vì vậy, để đạt được mục tiêu của mình, ngành sản xuất nội địa cần có sự chuẩn bị kỹ về các số liệu, tập hợp trong một thời gian tương đối dài để có đủ dữ liệu để chứng minh.
(3) Việc gia tăng nhập khẩu quá ở mục (1) là nguyên nhân gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước. Đây chính là mối quan hệ nhân quả giữa hiện tượng nhập khẩu tăng đột biến và thiệt hại hoặc đe doạ thiệt hại gây ra nói trên. Để xác định được mối quan hệ nhân quả giữa hiện tượng nhập khẩu tăng đột biến và thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại, nước nhập khẩu cần phải xác định được ngành sản xuất liên quan. Việc xác định ngành liên quan phải xem xét trên hàng hóa nội địa sản xuất ra và hàng hóa nhập khẩu có tương tự nhau hoặc đang cạnh tranh nhau trên thị trường hay không.
(4) Việc chậm áp dụng biện pháp tự vệ gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước và thiệt hại đó khó có thể khắc phục về sau. Sử dụng biện pháp tự vệ đúng lúc, đúng thời điểm , đúng mục đích sẽ góp phần bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Do đó, ngành sản xuất nội địa cần phải chứng minh được nếu chậm áp dụng biện pháp tự vệ gay ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước và thiệt hại đó khó có thể khắc phục về sau.
Việc pháp luật quy định cụ thể các yêu tố để áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời là cần thiết. Bởi việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời cần phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục và tôn trong các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Nếu việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời một các bừa bãi sẽ gây ra những hậu quả cực kì nghiêm trọng.
- Hình thức áp dụng.
Biện pháp tự vệ tạm thời chỉ được áp dụng dưới hình thức thuế nhập khẩu bổ sung.
- Nội dung của quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời.
Quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời được thông báo công khai với các nội dung như sau:
– Mô tả chi tiết hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời, mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu hiện hành.
– Danh sách các nước được loại trừ áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời.
– Mức thuế tự vệ tạm thời.
– Thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời.
– Các thông tin, bằng chứng chứng minh việc gia tăng nhập khẩu hàng hóa bị điều tra gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.
– Các thông tin, bằng chứng chứng minh việc chậm áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời sẽ gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước và khó có thể khắc phục được.
– Thủ tục, hồ sơ kiểm tra và áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời.
Trên đây là những quy định của pháp luật về áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời. Lawkey gửi đến bạn đọc!