Phân biệt giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh
Nhiều doanh nghiệp không phân biệt được thế nào là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ĐKDN), thế nào là giấy phép kinh doanh (ĐKKD). Vậy điểm khác nhau giữa giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh là gì?
Khái niệm, định nghĩa giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp giấy phép kinh doanh
Giấy chứng nhận ĐKDN là loại giấy tờ “khai sinh” của một doanh nghiệp. Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp. Đây là loại giấy tờ nhằm giúp các cơ quan chức năng quản lý doanh nghiệp, xác định được các nội dung cơ bản của doanh nghiệp: tên, địa chỉ, số vốn, ngành nghề kinh doanh, người đại diện…
Còn giấy phép kinh doanh là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện, loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy đăng ký doanh nghiệp.
Ý nghĩa pháp lý
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
+ Là giấy chứng nhận của cơ quan hành chính công Nhà nước.
+ Là nghĩa vụ của Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp.
Giấy phép kinh doanh:
+ Là sự cho phép của cơ quan quản lý Nhà nước.
+ Là quyền cho phép (theo cơ chế xin–cho).
Điều kiện cấp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 28 Luật doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
+ Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các Điều 38, 39, 40 và 42 của Luật doanh nghiệp 2014;
+ Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
+ Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.
Giấy phép kinh doanh
Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định (chẳng hạn kinh doanh bán lẻ thuôc lá, kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu, kinh doanh dịch vụ thẩm định giá…)
Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.)
Hồ sơ cấp các loại
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
+ Hồ sơ hợp lệ với mỗi loại hình doanh nghiệp.
Giấy phép kinh doanh:
+ Đơn xin phép
+ Hồ sơ hợp lệ
+ Thẩm định, kiểm tra các điều kiện do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
Thời gian có hiệu lực của từng loại
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: do nhà đầu tư quyết định, thường không ghi vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Giấy phép kinh doanh: do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép ghi vào giấy phép, thời hạn thường từ vài tháng đến vài năm.
Trên đây là bài viết về phân biệt giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với giấy phép kinh doanh Lawkey gửi tới bạn đọc, nếu có bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ tới Lawkey để được giải đáp chi tiết nhất.