Người khác chuyển nhầm tiền có phải trả lại không?
Nhiều trường hợp do sai sót khi kê khai thông tin người nhận hoặc một lỗi nào đó mà ngân hàng chuyển nhâm tiền. Vậy trường hợp được người khác chuyển nhầm tiền có phải trả lại không?
Ngay sau khi phát hiện bản thân chuyển nhầm tài khoản, việc đầu tiên mỗi người cần làm là báo ngay với ngân hàng về việc chuyển nhầm tài khoản. Cùng với đó là yêu cầu ngân hàng kiểm tra và thông báo đến phía ngân hàng của tài khoản được chuyển nhầm để xử lý theo quy định.
Không trả lại tiền chuyển nhầm tài khoản sẽ bị phạt như thế nào?
Khi nhận được số tiền do người khác chuyển nhầm thì nhất định phải trả lại cho chủ tài khoản. Bởi theo quy định tại Điều 579 Bộ luật Dân sự 2015, khi chiếm hữu tài sản của người khác không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu.
Hành vi không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị phạt hành chính theo quy định tại Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Theo đó, người không trả lại tiền chuyển nhầm tài khoản có thể bị phạt tiền:
– Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu sử dụng trái phép số tiền người khác chuyển nhầm
– Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.
Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, người không trả lại tiền chuyển nhầm tài khoản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội:
– Chiếm giữ trái phép tài sản. Khi đó sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng và bị phạt tù cao nhất là 05 năm tù (Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015)
– Sử dụng trái phép tài sản. Khi sử dụng số tiền bị chuyển nhầm trái phép sẽ bị phạt tiền lên đến 100 triệu đồng và bị phạt tù cao nhất là 07 năm tù giam (Điều 177 Bộ luật Hình sự 2015)