Thành lập doanh nghiệp – Những vấn đề cần lưu ý
Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp nhưng thủ tục không hề đơn giản, bên cạnh đó cũng tốn khá nhiều thời gian trong vấn đề thực hiện, cung cấp hồ sơ. Trong khi đó, khi giấy từ, hồ sơ chuẩn bị xong rồi nhưng khi đi nộp làm thủ tục đăng ký kinh doanh lại bị trả về và làm mất thời gian thêm cho doanh nghiệp.
LAWKEY hiểu được những khó khăn này của bạn, vì vậy, chúng tôi xin đưa ra những vấn đề cần lưu ý khi bạn muốn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội
Thông tin lưu ý khi thực hiên thủ tục đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp
Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 4211/BKHĐT-ĐKKD của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh.
Về hình thức các văn bản đính kèm trong hồ sơ
Không viết tay vào các mẫu để nộp hồ sơ; không sử dụng kim bấm để bấm hồ sơ (sử dụng ghim kẹp); hồ sơ và các bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân phải sử dụng giấy khổ A4.
Về tên doanh nghiệp:
Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014, Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây (Loại hình doanh nghiệp + tên riêng): Loại hình doanh nghiệp: Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân; Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài: Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài không được trùng với tên viết bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký.
Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp:
Căn cứ theo Điều 39 Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Điều 17 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp: Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014; Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó; Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc; Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
Về địa chỉ trụ sở:
Theo quy định của Điều 35 Luật doanh nghiệp năm 2014: Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Trường hợp địa chỉ doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính chưa có số nhà, doanh nghiệp liên hệ Ủy ban nhân dân Quận/Huyện để được cấp số nhà trước khi đăng ký doanh nghiệp. Phòng Đăng ký kinh doanh không xem xét giải quyết các trường hợp địa chỉ trụ sở chưa đầy đủ theo quy định của Điều 35 Luật doanh nghiệp năm 2014.
Về ngành nghề kinh doanh:
Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.
Về vốn điều lệ:
Nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường không yêu cầu vốn pháp định, thì theo luật không quy định mức vốn tối thiểu để thành lập công ty. Tùy thuộc vào loại hình của doanh nghiệp để xác định vốn điều lệ của công ty theo quy định của pháp luật.
Những lưu ý được liệt kê như trên là những vấn đề cơ bản mà rất nhiều khách hàng khi làm thủ tục thành lập doanh nghiệp mới sai sót và phải làm lại gây ra việc tốn thời gian. Với nhiều năm kinh nghiệm làm thủ tục thành lập doanh nghiệp, LAWKEY đưa ra những vấn đề cần lưu ý trên để doanh nghiệp có thể tự đi làm mà tránh gặp phải rủi ro. Bên cạnh đó, để doanh nghiệp không mất quá nhiều thời gian cho việc thành lập doanh nghiệp có thể liên hệ công ty chúng tôi để được cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp chuyên nghiệp nhất.
Để biết thêm thông tin chi tiết xin kính mong doanh nghiệp liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
Công ty Luật LawKey – Phòng 1605 tầng 16 tòa B10B, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967.59.1128
Email: contact@lawkey.vn Facebook: LawKey – Chìa Khóa Pháp Luật
>> Xem thêm: Dự toán chi phí thành lập công ty